TS Phạm Như Nghệ, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD-ĐT), cho hay, hiện, các ngành thuộc nhóm ngành đào tạo giáo viên đang được Đảng, Nhà nước và Chính phủ rất quan tâm.
Cụ thể, hiện nay, Chính phủ đã ban hành Nghị định quy định về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên Sư phạm.
“Thứ nhất, đối với những ngành khác, hầu hết các trường tự xác định chỉ tiêu đào tạo, nhưng riêng ngành Sư phạm các trường phải thực hiện chỉ tiêu do Bộ GD-ĐT đặt ra. Chỉ tiêu do Bộ GD-ĐT đặt ra cho các trường phải căn cứ vào 2 yếu tố rất quan trọng, đó là nhu cầu sử dụng của các địa phương và năng lực đào tạo của các trường.
Câu chuyện việc làm của ngành Sư phạm tới đây rất sát với nhu cầu sử dụng. Ví dụ như Hà Nội, 4 năm nữa cần giáo viên những ngành gì, bao nhiêu... TP Hà Nội báo cáo về Bộ GD-ĐT cần đội ngũ như vậy. Trên cơ sở 63 tỉnh, thành báo cáo về, Bộ GD-ĐT mới giao chỉ tiêu đào tạo cho các trường. Như vậy khả năng có việc làm của sinh viên Sư phạm là rất cao. Bởi chỉ tiêu đào tạo ra sát với nhu cầu sử dụng của các địa phương.
Mới đây, Bộ Chính trị cũng đã giao các tỉnh, thành phố chỉ đạo khẩn trương triển khai tổ chức bổ sung khoảng 60.000 chỉ tiêu biên chế giáo viên đến năm 2026”, ông Nghệ nói.
Chưa kể, hiện nay, những ngành Sư phạm Âm nhạc và Nghệ thuật, Sư phạm Tin học, Sư phạm Tiếng Anh cũng đang rất thiếu giáo viên. “Thậm chí, hiện nay nhiều địa phương, nhiều trường phổ thông báo cáo về Bộ GD-ĐT rất muốn tuyển giáo viên phổ thông ngành Sư phạm Âm nhạc hoặc Sư phạm nghệ thuật, Tin học, Tiếng Anh, nhưng không có người để tuyển. Bộ GD-ĐT đang phải dự thảo một Nghị quyết trình Chính phủ là cho phép các trường phổ thông có thể tuyển cả trình độ cao đẳng, vì trình độ đại học đang thiếu”.
Do đó, ông Nghệ cho rằng học sư phạm ra khả năng có việc làm là rất cao.
Ngoài ra, theo ông Nghệ, Nghị định 116 cũng quy định học sinh đã trúng tuyển vào ngành sư phạm, nếu có nhu cầu, sẽ được Nhà nước hỗ trợ.
“Thứ nhất là không phải lo học phí (sinh viên Sư phạm được nhà nước hỗ trợ tiền đóng học phí). Thứ hai, mỗi tháng, sinh viên Sư phạm được nhà nước hỗ trợ 3,63 triệu đồng để chi trả chi phí sinh hoạt trong thời gian học tập tại trường. Mức hỗ trợ có thể nói là quá lớn. Một giáo viên mới tốt nghiệp ra trường hiện nay cũng không được số tiền lương như vậy, trong khi các em đi học đã được hưởng mức như vậy”, ông Nghệ nói.
Vào trường không phải đóng học phí, được nhận tiền hỗ trợ, ra trường lại có khả năng có việc làm cao. Ông Nghệ cho rằng đó là những điều rất ưu ái cho ngành sư phạm và hiện nay chỉ có ngành Sư phạm mới được như thế.
Tuy nhiên, ông Nghệ cũng lưu ý, trong trường hợp đã nhận hỗ trợ, sau khi ra trường, các em phải làm trong ngành giáo dục. “Chỉ khi các em không làm trong ngành giáo dục, mới phải trả lại số tiền mà Nhà nước đã cấp”.
Cách đây vài ngày, cậu bé người Thượng Hải này đã bay hơn 15 giờ cùng với mẹ và em gái tới nhà dì ở Austin, Texas.
Còn 2 tháng nữa mới tới sinh nhật lần thứ 5 của Feiyu và cậu bé sẽ theo học một trường mầm non địa phương ở Texas trong khoảng vài tháng để “mở rộng tầm nhìn”.
“Tôi muốn thằng bé đi ra ngoài và nhìn thế giới… Tôi tự hỏi không biết thằng bé sẽ chơi với những đứa trẻ khác như thế nào trong môi trường nói tiếng Anh” – chị Jamie Chen, mẹ Feiyu cho hay.
Theo kế hoạch của chị Chen thì Feiyu sẽ theo học một trường mầm non gần nhà dì từ tháng 8 tới tháng 12, trong khi chị và cô con gái sơ sinh sẽ hưởng thụ một kỳ nghỉ.
Trong khi mỗi năm có hàng trăm nghìn sinh viên Trung Quốc du học thì xu hướng cho trẻ mầm mon đi du học ngắn ngày ngày càng tăng ở nước này.
“Ngày càng nhiều trẻ mầm non tham gia các chuyến du học trong năm qua, trong khi các trường mầm non quốc tế cũng mở rộng và ngày càng nhiều khóa học song ngữ được giới thiệu cho trẻ mầm non” – ông Zhang Jie, giám đốc kinh doanh du học của một công ty du lịch hàng đầu Trung Quốc cho hay.
Những em bé chiếm 10% khách hàng đặt các “tour” du học ở công ty ông trong mùa hè này, ông Zhang nói.
Con số trên đánh dấu một sự gia tăng đáng kể so với năm ngoái. Theo một báo cáo mới đây của công ty du lịch Tuniu, trẻ mầm non chiếm 6% học sinh Trung Quốc du học vào thời điểm cùng kỳ cách đó 1 năm.
Mỹ là điểm đến phổ biến nhất, sau đó đến Anh – báo cáo cho hay. Mức giá phổ biến cho một “tour” dao động từ 20.000 tệ tới 30.000 tệ (2.940 USD tới 4.410 USD) mỗi người.
Tuy nhiên, trên thực tế, giá cả có thể rất chênh lệch phụ thuộc vào điểm đến. Với chuyến đi dài một tuần tới Chiang Mai, Thái Lan, một trẻ đi kèm một phụ huynh chỉ tốn khoảng 6.000 tệ cho cả trường mầm non và khách sạn. Với một chuyến đi dài 13 ngày tới Reunion – một hòn đảo của Pháp thì giá trọn gói là 37.800 tệ.
Có 2 loại “tour” trong phân khúc thị trường du lịch này – theo công ty du lịch Ctrip. Một là các trại hè được tổ chức bởi các nhóm chuyên nghiệp chủ yếu ở Mỹ, Anh và Singpore. Loại “tour” đó đôi khi kết hợp cả đi tham quan một số địa điểm văn hóa, hoặc được nói chuyện với các chuyên gia giáo dục. Loại thứ hai là du học dành cho trẻ mầm non trong một thời gian ngắn. Điểm đến phổ biến vẫn là Mỹ, Anh, Australia và New Zealand.
Chị Maggie Xiao – một bà nội trợ ở Thượng Hải có 2 cô con gái quyết định cho cô con gái lớn là Xie Lele tham gia một trại hè ở Mỹ vào mùa hè năm ngoái sau khi một người bạn của mình cũng cho con đi.
“Lúc đó tôi cũng tình cờ đang lên kế hoạch đi du lịch Mỹ, nên cho Lele tới một trại hè địa phương sẽ là một điểm cộng tuyệt vời” – chị Xiao nói.
“Hai vợ chồng tôi đã quyết định sẽ cho cháu đi du học khi con bé lớn hơn, vì thế chúng tôi muốn con gái trải nghiệm điều đó trước”.
Cô bé Lele năm nay 6 tuổi và đang theo học một trường mầm non Montessori ở Thượng Hải. Lele đã tham gia trại hè 3 tuần hồi tháng 7 năm ngoái.
Lele tới trại vào khoảng 8-9 giờ sáng và ra về lúc 3 giờ chiều sau khi có các hoạt động về nghệ thuật, khoa học hoặc các hoạt động ngoại trời.
Chi Xiao cho biết chị rất thích trại hè này bởi vì nó “rất Mỹ”. Chị chỉ nhìn thấy 3 gương mặt châu Á trong số 100 đứa trẻ ở đó. Và con gái chị cũng rất thích hoạt động này vì nó rất vui.
Bà mẹ này cho rằng đây là trải nghiệm rất đáng đồng tiền mặc dù chi phí đắt đỏ - 400 USD/ tuần.
Ngoài việc tạo điều kiện để con chuẩn bị tốt hơn cho cuộc sống du học sau này, các ông bố bà mẹ Trung Quốc cũng đang sử dụng các “tour” du lịch như một cơ hội để các thành viên trong gia đình có khoảng thời gian bên nhau chất lượng hơn.
Tổ chức giáo dục EF (Education First) cho biết họ đã nhận thấy nhu cầu nói trên và đang có những “tour” du học mới trong mùa hè năm nay, nhắm vào đối tượng nhỏ tuổi hơn.
Có một “tour” dài 2 tuần dành cho cha mẹ và trẻ từ 5-9 tuổi. Hai điểm đến của họ là Australia và Singapore.
Trong những chuyến đi này, trẻ được luyện tập tiếng Anh với giáo viên bản ngữ, trong khi bố mẹ đi thăm các ngôi trường nổi tiếng, học về các chính sách nhập cư và đầu tư, tham gia các buổi tiệc nếm thử rượu hay chơi golf – một thông báo của EF cho hay.
Ông Andrew Chen – giám đốc nghiên cứu của WholeRen Education, một công ty tư vấn cho sinh viên Trung Quốc ở Mỹ - cho biết, ngành công nghiệp này vẫn đang trong giai đoạn sơ khai và tạo doanh thu thấp do cho phí quá cao.
WholeRen Education cũng đang nghiên cứu các cơ hội trong phân khúc thị trường này, nhưng họ thực hiện cách tiếp cận chậm rãi bởi vì rất khó để đáp ứng nhu cầu của các phụ huynh trong việc cung cấp nơi ăn ở và sắp xếp cho việc đi lại ở nước sở tại.
“Vì vậy, hiện tại, chúng tôi chọn cách đưa ra gợi ý và tính phí tư vấn cho các khách hàng kiểu này, thay vì sắp xếp toàn bộ chuyến đi và chịu trách nhiệm về nó”.
Chị Xiao cho biết, con gái chị đã hỏi liệu cô bé có lại được đi trại hè vào mùa hè năm nay không. “Chúng tôi đang nghĩ đến Vương quốc Anh, nhưng có lẽ sẽ đi sau 1 -2 năm nữa khi con gái thứ hai lớn hơn” – chị nói và nhắc lại cô con gái hiện mới 3 tuổi.
Nguyễn Thảo (Theo SCMP)
" alt=""/>Nhà giàu Trung Quốc cho con đi du học từ thuở lên baTôi là giáo viên tại một trường cấp 3 ở Hà Nội. Chồng tôi là sĩ quan quân đội, mới nghỉ hưu được hơn một năm.
Chúng tôi chỉ có duy nhất một đứa con trai năm nay 30 tuổi và vẫn chưa lập gia đình.
Chồng tôi nghỉ hưu nên ở nhà một mình rất buồn, muốn con trai sớm lập gia đình để có cháu bế. Chúng tôi giục mãi nhưng cứ thấy con ngập ngừng như có điều gì khó nói.
Bất chợt hai tháng trước, con tôi tuyên bố là sẽ đưa bạn gái về ra mắt. Chúng tôi chưa kịp vui mừng thì nghe con kể rằng cô gái đó đã ly hôn và có một con gái riêng.
Hôm đó nhà tôi xảy ra cuộc cãi vã lớn, buổi gặp mặt đã không diễn ra theo kế hoạch. Suốt hai tháng nay, hai chúng tôi hết sức khuyên giải nhưng con vẫn nhất quyết không chịu nghe lời.
Kể thêm về con trai tôi, cháu là người sống đàng hoàng, tốt bụng, không hề có bất cứ thói xấu nào như hút thuốc, uống rượu, cờ bạc, thậm chí tính tình còn có phần nhút nhát.
Hiện con tôi làm trưởng phòng ở một công ty phần mềm, lương tháng ở mức vài chục triệu đồng. Do không có đam mê gì đặc biệt nên bao nhiêu tiền kiếm được cháu đều để tiết kiệm, đến nay cũng đã được một khoản tương đối.
Trước cô gái này, con trai tôi cũng đã có một vài mối tình nhưng không hiểu vì lý do gì mà chia tay. Tuy nhiên chưa lần nào con nghiêm túc như bây giờ.
![]() |
Nguồn ảnh: Loghouse.si |
Được biết, cô gái đó tên là Hồng, làm bộ phận marketing ở cùng công ty. Hồng năm nay 27 tuổi, đã li hôn 2 năm và đang sống với con gái riêng 3 tuổi. Hai đứa mới yêu nhau được gần một năm.
Mặc dù chưa gặp mặt trực tiếp bao giờ nhưng tôi biết Hồng khá ghê gớm. Vì việc hủy buổi gặp mặt hai tháng trước mà Hồng đã giận dỗi con trai tôi, đòi chia tay khiến nó phải chạy theo nài nỉ xin lỗi rất vất vả.
Biết chuyện, mấy đứa cháu họ trong nhà tìm cách khuyên nhủ nhưng con tôi đều gạt đi, kể cả anh trai con bác cả vốn là người trước đây nó luôn nể phục và nghe lời.
Dường như càng phản đối thì con tôi càng quấn lấy Hồng. Trên Facebook của con tràn ngập ảnh đi chơi cùng Hồng và con gái riêng của cô ta. Nhìn những bức ảnh ấy mà lòng tôi như lửa đốt.
Đáng lẽ với điều kiện của con trai tôi, cháu phải xứng đáng một cuộc sống an nhàn hạnh phúc hơn là tương lai đầy khó khăn thử thách khi đến với Hồng.
Tôi là một người mẹ và không ai hiểu con hơn tôi. Tôi biết từ trước đến nay cháu sống có phần hơi nhút nhát. Hoàn cảnh của mẹ con cô gái này khiến bản tính đàn ông trong con trai tôi trỗi dậy và muốn che chở cho mẹ con họ.
Tôi thực sự nghi ngờ không biết đó là tình yêu hay chỉ là ham muốn được chứng minh bản thân nhất thời. Yêu một người đã từng đổ vỡ ngoài sự dũng cảm ra cần phải có lòng kiên định. Với tính cách nhút nhát như con tôi, liệu nó đương đầu được với những khó khăn sau này?
Cuối tuần qua, chồng tôi nhờ người dò hỏi được hoàn cảnh của Hồng. Nghe nói, vì chồng cũ cờ bạc và bạo hành nên hai người ly hôn. Hồng giành được quyền nuôi con nhưng thỉnh thoảng chồng cũ vẫn sang kiếm cớ gây sự. Tôi cũng cảm thương cho số phận của cô ấy nhưng cũng sợ những rắc rối khi con tôi cưới cô gái này.
Từ ngày biết con trai yêu Hồng, hai cha con trong nhà không nói chuyện với nhau. Thậm chí anh còn tuyên bố sẽ từ con nếu hai đứa vẫn quyết đến với nhau. Thế nhưng trong thâm tâm tôi biết anh chẳng thể nào làm được điều đó.
Hôm qua, con trai tôi về tâm sự riêng với tôi rằng đã xin phép cha của Hồng về chuyện cưới cô ấy. Dĩ nhiên, ông ấy rất vui và tuyên bố rằng sẽ nhận nuôi cháu ngoại tới khi khôn lớn. Điều này cũng chẳng làm tôi thấy thoải mái hơn chút nào.
Tôi là người mẹ, tôi mong muốn điều tốt đẹp nhất cho con trai tôi thì sao tôi lại nỡ chia cắt mẹ con của Hồng?
Tôi đã tất cả làm mọi cách, kể cả giới thiệu cho con trai tôi những cô giáo trẻ ở trường học tôi đang dạy. Theo mọi người, tôi phải làm sao bây giờ? Tôi có nên đến gặp riêng Hồng để nói chuyện?
Về thăm nhà, tôi đau khổ khi con trai 4 tuổi vô tình tiết lộ mối quan hệ đặc biệt của vợ và anh hàng xóm.
" alt=""/>Bị bố mẹ từ mặt vì yêu gái có một đời chồng